Bước tới nội dung

Lưỡng chóp tam giác

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hình lưỡng chóp tam giác


Hình lưỡng chóp tam giác[1] (Tiếng Anh: Triangular bipyramid) là một khối đa diện được tạo thành bằng cách ghép hai hình chóp tam giác có chung một mặt đáy. Hình này có 6 mặt đều là hình tam giác, có 9 cạnh, 5 đỉnh.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lưỡng chóp tam giác đều: Đây là trường hợp tất cả sáu mặt đều là các tam giác đều bằng nhau. Do đó, tất cả chín cạnh của nó cũng có độ dài bằng nhau.
  • Lưỡng chóp tam giác không đều: Trong trường hợp này, các mặt của hình khối là các tam giác thường hoặc tam giác cân không đều. Cấu trúc này được tạo thành từ việc ghép hai tứ diện bất kỳ.

Diện tích, thể tích của hình lưỡng chóp tam giác đều

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Diện tích toàn phần:
  • Thể tích:

Với a là độ dài 1 cạnh.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Phân tử phosphor pentafluoride


Hình lưỡng chóp tam giác xuất hiện rất phổ biến trong thuyết sức đẩy VSEPR để mô tả hình học phân tử có 5 cặp electron xung quanh nguyên tử trung tâm (AX5), ví dụ: phân tử phosphor pentafluoride (PF5).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyễn Xuân Dũng (ngày 16 tháng 11 năm 2018), (phần I) Lai hóa, cấu trúc hình học phân tử và độ phân cực phân tử, truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2025